Axit Folic là gì, những ai cần sử dụng và liều lượng như thế nào?

Rate this post

Một trong số những loại dinh dưỡng đặc biệt cần thiết cho bà bầu là Axit Folic. Thực tế Axit Folic có sẵn trong nhiều thực phẩm tự nhiên, tuy nhiên ở 1 số đối tượng nhu cầu cao hơn, họ cần bổ sung dinh dưỡng này từ nguồn thuốc và thực phẩm chức năng. Vậy cụ thể Axit Folic là gì và liều lượng cần bổ sung như thế nào?

30/01/2021 | Cùng tìm hiểu: Sa tử cung khi mang thai có nguy hiểm không?28/01/2021 | Phụ nữ mang thai có nên siêu âm nhiều lần trong 3 tháng đầu không?26/01/2021 | Nhận biết về ra khí hư màu nâu khi mang thai do đâu?

1. Axit Folic là gì?

Axit Folic là tên khác của Vitamin B9 – một loại vitamin quan trọng với con người. Chúng có vai trò tham gia quá trình tổng hợp AND và các acid amin, là thành phần cấu tạo nên tế bào hồng cầu và nucleoprotein. Vitamin B9 đã được xếp vào nhóm 13 Vitamin cần thiết mà cơ thể cần được cung cấp hàng ngày.

Axit Folic đặc biệt quan trọng với phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ

Axit Folic đặc biệt quan trọng với phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ

Với phụ nữ mang thai, Axit Folic được nhắc đến nhiều hơn với nhu cầu bổ sung cao hơn do dinh dưỡng này giúp tạo tế bào máu và hỗ trợ cho sự phát triển ống thần kinh. Nếu phụ nữ mang thai bổ sung thiếu Axit Folic, thai nhi có thể bị khiếm khuyết ống tủy sống, nguy cơ dị tật nứt đốt sống.

Bên cạnh đó, phụ nữ có nhu cầu bổ sung Axit Folic cao hơn nam giới do mất máu trong các chu kỳ kinh nguyệt. Để sản xuất tế bào máu tốt hơn, ngoài Axit Folic cần chú ý bổ sung cả sắt và các dinh dưỡng thiết yếu khác. Nếu thiếu máu do thiếu Axit Folic, phụ nữ sẽ cảm thấy mệt mỏi, suy giảm trí nhớ, giảm hoạt động thể lực thường xuyên,…

2. Thuốc Axit Folic và thông tin sử dụng

Ngoài nắm được Axit Folic là gì, bạn cần tìm hiểu thêm thông tin về liều lượng với từng đối tượng để bổ sung cho đúng cách.

Các đối tượng nhu cầu cao với Axit Folic hoặc thiếu hụt Axit Folic sẽ cần bổ sung thêm ngoài thực phẩm bằng nguồn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện nay trên thị trường, chế phẩm thuốc có thể chỉ chứa duy nhất Axit Folic hoặc đồng thời với các Vitamin, muối sắt khác theo tác dụng mong muốn.

Thuốc Axit Folic có nhiều dạng bào chế như: thuốc tiêm, viên nang mềm, viên nang cứng, viên nén,… Trong đó, dạng viên nang là phổ biến nhất, được chế tạo ở nhiều mức hàm lượng khác nhau, phù hợp với đối tượng cần bổ sung khác nhau.

2.1. Chỉ định dùng thuốc Axit Folic

Thuốc Axit Folic là các loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng giúp cơ thể bổ sung Axit Folic. Tác dụng của chúng thường được nhắc đến là giúp cơ thể sản sinh tế bào máu, ngăn ngừa đột biến DNA tiền ung thư, giúp điều trị chứng thiếu máu và thiếu Axit Folic. Trong điều trị một số bệnh lý thiếu máu ác tính, Axit Folic cũng được sử dụng kết hợp với thuốc điều trị khác.

Thuốc Axit Folic còn có chỉ định cho 1 số đối tượng khác như:

  • Phụ nữ mang thai, nhất là người đang điều trị lao hoặc sốt rét.

  • Người thiếu hụt Axit Folic do chế độ ăn nghèo nàn.

  • Người sử dụng thuốc kháng Axit Folic trong điều trị bệnh tan máu, động kinh,…

Dù là thuốc Axit Folic bổ sung hoặc điều trị, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn về liều dùng, cách sử dụng thích hợp. Nếu sử dụng sai cách, không những không đạt được hiệu quả mong muốn mà còn có nguy cơ gặp tác dụng phụ nguy hại đến sức khỏe.

2.2. Liều dùng Axit Folic

Liều dùng Axit Folic với các đối tượng khác nhau là khác nhau, dưới đây là một số nhóm đối tượng thường gặp:

 Người lớn thiếu hụt Axit Folic có thể bổ sung từ thuốc

Người lớn thiếu hụt Axit Folic có thể bổ sung từ thuốc

Người lớn bị thiếu Axit Folic

Bổ sung từ 400 – 800 mcg Axit Folic đường uống hoặc đường tiêm ngày 1 lần. Với phụ nữ mang thai, phụ nữ độ tuổi sinh sản hoặc phụ nữ đang cho con bú, có thể bổ sung Axit Folic bằng liều uống hoặc tiêm 800 mcg mỗi ngày.

Người lớn mắc bệnh thiếu máu hồng cầu to

Nhu cầu Axit Folic cao hơn để sản xuất tế bào máu mới, cơ thể cần bổ sung 1mg đường uống hoặc tiêm mỗi ngày 1 lần. Trong điều trị bệnh, bác sĩ sẽ theo dõi quá trình sử dụng và có thể giảm bớt hàm lượng Axit Folic bổ sung nếu tình trạng bệnh đã được cải thiện.

Trẻ em bị thiếu Axit Folic

  • Với trẻ sơ sinh, chỉ bổ sung 0,1 mg Axit Folic đường uống hoặc tiêm ngày 1 lần.

  • Với trẻ dưới 4 tuổi, nên bổ sung 0,3 mg đường uống hoặc đường tiêm ngày 1 lần.

  • Với trẻ trên 4 tuổi, bổ sung lượng khoảng 0,4 mg đường uống hoặc đường tiêm ngày 1 lần.

Với trẻ em thông thường muốn bổ sung Axit Folic để phát triển trí não và sức khỏe tốt hơn, không nên bổ sung liều quá cao. Nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về liều uống Axit Folic thích hợp.

3. Hướng dẫn bổ sung Axit Folic từ nguồn thực phẩm hiệu quả

Bổ sung Axit Folic từ thực phẩm tự nhiên vẫn được ưu tiên hơn cả do đáp ứng được cơ bản nhu cầu của cơ thể và cung cấp đa dạng dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Dưới đây là những loại thực phẩm giàu Axit Folic:

Nấm rất giàu Axit Folic và dinh dưỡng khác

Nấm rất giàu Axit Folic và dinh dưỡng khác

3.1. Nấm

Nấm là thức ăn yêu thích của rất nhiều người, chúng cũng chứa hàm lượng Axit Folic rất cao. Bên cạnh đó là các Vitamin, acid amin, khoáng chất, chất chống oxy hóa và kháng sinh tự nhiên. Hàm lượng dinh dưỡng của nấm đặc biệt phù hợp với phụ nữ mang thai, vừa hỗ trợ phát triển thai khỏe mạnh vừa đáp ứng dinh dưỡng cho cơ thể mẹ.

Bên cạnh đó, sử dụng nấm đúng cách sẽ giúp chúng ta bổ sung đủ Axit Folic, có tác dụng giảm mỡ máu, ngăn ngừa ung thư vú ở phái nữ và ung thư tuyền liệt tuyến ở đàn ông. Dù tốt cho sức khỏe song cần biết cách chế biến và lựa chọn nấm ăn được, phòng trường hợp nhiễm độc.

3.2. Bí đao

Bí đao là thực phẩm mùa đông giàu dinh dưỡng, trong đó có Axit Folic. Theo kết quả nghiên cứu, một bát bí đao, tương đương với 1 khẩu phần ăn đã đáp ứng được 15% nhu cầu Axit Folic của cơ thể. Bên cạnh đó, bí đao còn giàu Vitamin B6, Kali, Fiber,…

3.3. Rau họ cải

Các loại rau họ cải xếp đầu trong danh sách thực phẩm chứa nhiều Axit Folic. Trung bình, 1 bát rau họ cải như bắp cải, bông cải xanh, súp lơ cung cấp cho cơ thể khoảng 50mg Axit Folic. Đây đều là các loại thực phẩm dễ tiêu hóa, dễ ăn và có sẵn, phù hợp với cung cấp dinh dưỡng thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày.

3.4. Hoa quả

Bên cạnh nhóm rau xanh, các loại hoa quả sau rất giàu Axit Folic như: bưởi, cam, chuối, chanh, dưa hấu, cà chua, quả mọng,… Bạn có thể ăn trực tiếp hoặc ép nước trái cây sử dụng trong ngày¸ rất tốt cho sức khỏe và làn da.

 Hoa quả các loại tốt cho làn da và cung cấp Axit Folic

Hoa quả các loại tốt cho làn da và cung cấp Axit Folic

Axit Folic được sử dụng để bổ sung dinh dưỡng này trong các trường hợp thiếu máu, thiếu hụt Axit Folic và các bệnh lý liên quan. Chỉ nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và tuân thủ đúng hướng dẫn, tránh các tác dụng phụ có thể xảy ra.

Nếu bạn vẫn còn thắc mắc Axit Folic là gì cũng như các vấn đề liên quan, tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.



source https://thcsthaivanlung.edu.vn/axit-folic-la-gi/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Loại hoa hợp phong thủy với người mệnh Thủy – Sieunhanh.com

Rate this post Mệnh thủy nên trồng hoa gì, đặt hoa gì trên bàn làm việc để mang lại may mắn, phát tài...