D2C là gì? 4 Lý do khiến doanh nghiệp không thể bỏ qua mô hình

Rate this post

D2C là mô hình kinh doanh mới phát triển trong những năm gần đây nhưng được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng vì hiệu quả mang lại rất tốt, không chỉ về mặt nhận diện thương hiệu mà còn tăng doanh thu nhiều hơn.

Mô hình D2C đầy tiềm năng này là minh chứng cho hoạt động kinh doanh thành công của các thương hiệu trong thời đại công nghệ mới.

Vậy bạn đã thực sự hiểu D2C là gì? Vì sao doanh nghiệp nên áp dụng mô hình này trong kinh doanh?… Hãy cùng Prodima tìm hiểu D2C rõ hơn trong bài viết này nhé!

D2C là gì?

D2C được viết tắt từ cụm Direct To Consumer – mô hình kinh doanh, nơi doanh nghiệp trực tiếp phân phối sản phẩm đến khách hàng qua website, các sàn thương mại điện tử hay qua cửa hàng chính hãng mà không phụ thuộc vào bất kì một kênh phân phối nào.

D2C là gì
Mô hình D2C giúp doanh nghiệp trực tiếp bán sản phẩm cho người dùng mà không cần qua bất kỳ trung gian nào

Lý do doanh nghiệp nên áp dụng mô hình D2C

Lý doanh nghiệp bạn không thể bỏ qua mô hình kinh doanh D2C là gì? Giải đáp dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn vai trò của D2C khi đưa vào hoạt động kinh doanh nhé!

D2C hoạt động như một kênh nghiên cứu thị trường

Mô hình D2C là một phương án thử nghiệm an toàn, rất thích hợp với những doanh nghiệp đang cung cấp FMCG – ngành hàng tiêu dùng.

Thay vì phải nghiên cứu thị trường, đầu tư vào sản xuất và ra mắt sản phẩm với liên tục – với D2C, bạn dễ dàng đánh giá tiềm năng của sản phẩm mới hay hiệu quả của chiến dịch nhờ vào lượng lớn thông tin có thể kiểm soát hoàn toàn.

Thông qua đó, bạn sẽ định hướng chính xác và đưa ra các chiến lược phát triển sản phẩm phù hợp với đối tượng mục tiêu cho các đại lý và hệ thống bán lẻ.

D2C giúp doanh nghiệp thu thập dữ liệu người dùng

D2C giúp doanh nghiệp dễ dàng thu thập lượng lớn dữ liệu của đối tượng mục tiêu để cung cấp trải nghiệm mua sắm tốt hơn cho người dùng.

Lưu ý, không phải tất cả dữ liệu mà D2C thu thập đều cung cấp cho bạn cái nhìn toàn cảnh về sở thích hay hành vi của người dùng – nó chỉ thể hiện trọng tâm về một phân khúc khách hàng nhất định.

Tuy nhiên, từ những dữ liệu chi tiết này sẽ giúp bạn thấu hiểu nhu cầu của người dùng và đưa ra chiến lược phù hợp để thúc đẩy hiệu quả kinh doanh => nâng cao vị thế cạnh tranh của thương hiệu và duy trì phát triển bền vững.

D2C là gì? 4 Lý do khiến doanh nghiệp không thể bỏ qua mô hình D2C hình ảnh 2
D2C giúp doanh nghiệp thu thập mọi dữ liệu về đối tượng mục tiêu để phục vụ cho các chiến dịch Marketing hiệu quả

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Các thương hiệu và sản phẩm mới xuất hiện liên tục, cùng với sự phổ biến của các trang mạng xã hội mang đến nhiều lựa chọn về sản phẩm/dịch vụ cho người dùng.

Điều này khiến họ đưa ra sự mong đợi cao hơn khi sử dụng một dịch vụ/sản phẩm của các doanh nghiệp. Có thể nói rằng, đáp ứng trải nghiệm người dùng được xem là “cuộc chiến khốc liệt” giữa các thương hiệu với nhau.

Nếu bạn làm tốt, họ sẽ “ở lại” với thương hiệu lâu hơn => xây dựng lòng trung thành mạnh mẽ. Điều này cực kỳ có lợi cho sự phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào.

Doanh nghiệp có thể xây dựng và duy trì mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng

Mô hình D2C giúp doanh nghiệp quản lý và giám sát chặt chẽ chuỗi cung ứng sản phẩm từ quá trình sản phẩm => vận hành => phân phối đến tay người dùng. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể đảm bảo chất lượng/dịch vụ khi giao đến tay khách hàng luôn tốt nhất.

Xây dựng nhiều điểm chạm trực tiếp với người dùng giúp doanh nghiệp thiết lập và duy trì mối quan hệ thân thiết với họ => nâng cao uy tín thương hiệu và nhanh chóng bắt kịp xu hướng thị trường để đưa ra các thay đổi phù hợp.

Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng phù hợp với mô hình D2C. Nếu ứng dụng không đúng cách sẽ gây ra các xung đột khó kiểm soát giữa các kênh bán hàng hiện tại.

D2C là gì? 4 Lý do khiến doanh nghiệp không thể bỏ qua mô hình D2C hình ảnh 3
Áp dụng D2C, doanh nghiệp làm chủ mọi khâu bán hàng nên dễ dàng đáp ứng trải nghiệm mua hàng của người dùng. Điều này giúp xây dựng mối quan hệ thân thiết với họ.

Lợi thế – Thách thức khi áp dụng mô hình D2C

Thông qua những lý do vì sao nên sử dụng D2C là gì, tương tự như các mô hình kinh doanh khác – D2C cũng tồn tại 2 mặt ưu và nhược điểm, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ trước khi áp dụng. Cụ thể:

Lợi thế khi sử dụng mô hình D2C

  • D2C giúp doanh nghiệp phân phối hàng hóa và giải quyết các vấn đề về Marketing Online hiệu quả => gia tăng lợi nhuận.
  • Tối ưu chi phí phân phối sản phẩm qua các kênh bán hàng hay đại lý.
  • Loại bỏ tình trạng bán hàng giả => tăng độ tin cậy của khách hàng về sản phẩm .
  • Doanh nghiệp dễ dàng thu thập data của khách hàng để hiểu rõ: hành vi, sở thích, nhu cầu và thói quen mua hàng của họ => chủ động trong mọi phương diện và đảm bảo cung cấp sản phẩm tốt nhất cho người mua.
  • Doanh nghiệp đảm bảo cung cấp dịch vụ chăm sóc như mong muốn, nâng cao độ chuyên nghiệp trong mắt khách hàng.

Thách thức khi sử dụng mô hình C2C

Mặc dù D2C mang lại rất nhiều lợi thế lớn, nhưng mô hình này cũng chứa nhiều mặt hạn chế, đặc biệt trong giai đoạn bắt đầu chuyển đổi.

D2C đã thiết lập “một cuộc chiến mới” về việc cung cấp trải nghiệm đồng nhất đến khách hàng cùng với các khía cạnh quan trọng khác để nâng cao sức cạnh tranh.

Nếu doanh nghiệp bạn có thể kiểm soát tốt mọi mặt từ việc sản xuất, phân phối, Marketing cho đến chăm sóc khách hàng sẽ đứng đầu thị trường!

Các nhà bán lẻ áp dụng mô hình D2C như thế nào?

Ngành thương mại điện tử vô cùng phát triển, các nhà bán lẻ cần “nhạy” trước các xu hướng mới và xây dựng chiến lược bán hàng đặt trải nghiệm khách hàng lên hàng đầu.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, có đến 64% người dùng không hài lòng với các nhà bán lẻ “không hiểu rõ nhu cầu của họ”. Thực tế, các nhà bán lẻ không phải lúc nào cũng cần áp dụng D2C để thấu hiểu khách hàng của mình.

Một đề xuất hữu ích khác là Affiliate Marketing – có thể hoạt động tương tự như D2C, nhưng dễ dàng kết hợp với đa kênh digital khác nhau như: Google Ads, SEO, Native Ads, Email, Social…

Tuy nhiên, Affiliate sẽ hoạt động bằng cách quảng cáo thông qua các Publisher để quảng bá sản phẩm. Publisher sẽ thực hiện các chiến lược Digital Marketing trên website hay mạng xã hội để thu hút người dùng mua hàng.

Và khi người dùng click vào link tiếp thị của họ và đặt hàng => Publisher sẽ nhận % hoa hồng, theo thỏa thuận với bên bán.

Affiliate Marketing tạo ra nhiều giá trị cốt lõi trong chiến lược D2C của doanh nghiệp như sau:

Thấu hiểu Insight khách hàng

Khi triển khai bất kỳ chiến lược Marketing nào, ngoài mục tiêu thu hút khách hàng và tăng doanh số – kết quả doanh nghiệp muốn nhận được thêm là những dữ liệu quan trọng của chiến dịch đó mang lại.

=> Điều này giúp doanh nghiệp có thể cải tiến chất lượng sản phẩm/dịch vụ tốt hơn.

Đối với các dữ liệu mà Affiliate Marketing mang lại, doanh nghiệp có thể xác định kênh digital nào hoạt động tốt nhất để gia tăng ngân sách đầu tư nhằm tạo ra kết quả lớn hơn.

Hãy trả lời những câu hỏi sau:

  • Đối tượng mục tiêu của bạn là ai? Hãy nghiên cứu Nhân khẩu học để hiểu rõ hành vi và nhu cầu của họ cụ thể hơn.
  • Thông điệp nào sẽ phù hợp với từng điểm chạm trong hành trình khách hàng?
D2C là gì? 4 Lý do khiến doanh nghiệp không thể bỏ qua mô hình D2C hình ảnh 4
Kết hợp chiến lược Affiliate vào mô hình kinh doanh D2C giúp doanh nghiệp hiểu rõ khách hàng cần gì để cung cấp điều họ muốn

Tác động mạnh mẽ đến toàn bộ hành trình khách hàng

Hành trình mua hàng ngày nay của người dùng có nhiều thay đổi và khó kiểm soát hơn.

Nếu chỉ tiếp cận họ với một số điểm chạm “touch point” là chưa đủ. Doanh nghiệp bạn cần xây dựng một chiến lược truyền tải thông điệp mạnh mẽ nhắm chính xác đúng người, đúng thời điểm.

  • Nghiên cứu cho thấy, có đến 70% người dùng xem đánh giá, review từ những người có ảnh hưởng hay chuyên gia trong ngành trước khi quyết định mua hàng.

Affiliate có thể hiểu là một dạng hình thức “Performance marketing based on Partnership”. Trong đó, doanh nghiệp sẽ hợp tác với các Publisher để truyền tải thông điệp đến khách hàng một cách hiệu quả.

Sử dụng Affiliate sẽ mở ra nhiều cơ hội giúp doanh nghiệp thâm nhập vào các ngách sâu hơn để tối ưu hóa Customer Journey (Hành trình Khách hàng) hiệu quả.

Ứng dụng hiệu quả các công nghệ mới vào kế hoạch marketing tương lai

Xu hướng Tiếp thị Tự động (Automation marketing) càng trở nên phổ biến trong thế giới kỹ thuật số ngày nay. Tuy nhiên, vẫn có nhiều doanh nghiệp “dậm chân tại chỗ” vì không biết ứng dụng mô hình D2C vào hoạt động kinh doanh như thế nào.

Quá nhiều rủi ro tiềm ẩn về quản lý dây chuyền hoạt động cho đến chi phí thuê nhân sự khiến các doanh nghiệp nhỏ/startup phải đắn đo rất nhiều khi đưa ra quyết định.

Trong khi đó, bản chất của Affiliate là hợp tác với các Publisher để nâng cao hiệu quả quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp trên đa nền tảng khác nhau cùng một lúc.

Hơn nữa, tính năng CPA (Cost Per Action) giúp các doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát tất cả chi phí đầu tư. Bạn chỉ trả tiền khi có người dùng mua hàng và hoàn tất thanh toán.

Đo lường hiệu quả chiến dịch marketing

Báo cáo của IAB Marketing cho biết, doanh nghiệp có thể thu vào 14$ (trung bình) trên mỗi 1$ chi trả cho Affiliate – ROI tương ứng 1400%.

ROI, Performance là các thuật ngữ ROI quen thuộc trong Marketing. Khi triển khai bất kỳ chiến dịch Marketing nào, các nhà tiếp thị luôn suy nghĩ đến phương thức đo lường hiệu quả của chiến dịch.

Thông qua Affiliate, doanh nghiệp sẽ biết rõ lượng khách hàng thu được, doanh thu bán ra và % hoa hồng phải trả cho Affiliater. Từ đó, bạn có thể xác định sản phẩm nào thu hút nhiều người dùng nhất để quảng bá nhiều hơn.

Những lưu ý quan trọng khi triển khai mô hình D2C

Chúng ta đã tìm hiểu về mô hình D2C là gì, tuy nhiên bạn cần nhớ rằng: không phải doanh nghiệp nào cũng phù hợp với D2C. Nếu bạn muốn ứng dụng mô hình này vào các hoạt động kinh doanh và Marketing, đầu tiên hãy nắm rõ một số yếu tố quan trọng dưới đây:

Ngành kinh doanh

Đối với mô hình D2C, các ngành bán lẻ về đồ gia dụng, mỹ phẩm, thời trang… sẽ nhận được nhiều lợi thế hơn nếu vận dụng một cách hiệu quả.

Các mặt hàng dễ tiếp cận người mua ở tất cả kênh bán hàng từ online đến cửa hàng. Hơn nữa, người mua có thể đặt hàng online thay vì phải đến trực tiếp cửa hàng để lựa chọn.

Để ngăn ngừa các rủi ro xảy ra, doanh nghiệp bạn nên xác định rõ dòng sản phẩm/dịch vụ và phân khúc nhóm người dùng mục tiêu nào có thể ứng dụng D2C.

D2C là gì? 4 Lý do khiến doanh nghiệp không thể bỏ qua mô hình D2C hình ảnh 5
D2C phù hợp nhất với các ngành mỹ phẩm, thời trang, đồ gia dụng…

Chú ý đến các kênh bán

Khi áp dụng D2C, việc mở rộng quy mô kinh doanh trên đa kênh và điều bắt buộc để đảm bảo độ phủ rộng thương hiệu cũng như hiệu quả bán hàng tốt nhất.

Tùy vào định hướng của mỗi doanh nghiệp mà mở rộng dưới dạng website, cửa hàng, mạng xã hội hay các sàn thương mại điện tử. Kết hợp với một chiến lược Marketing phù hợp sẽ trở thành công cụ đắc lực giúp bạn mở rộng phạm vi tiếp cận đối tượng mục tiêu và bán hàng hiệu quả.

Luôn quan tâm đến quản lý đơn hàng và giao hàng

Lựa chọn mô hình kinh doanh D2C đồng nghĩa mọi hoạt động bán hàng của bạn sẽ gắn liền với các kênh online. Chính vì thế, việc giám sát và quản lý bán hàng/giao hàng online là vô cùng quan trọng.

Đặc biệt, “giao hàng” là yếu tố tác động đến việc quay trở lại mua hàng của khách hàng. Để không đánh mất bất kỳ khách hàng trung thành nào, bạn cần để ý thật kỹ đến các đơn online và nắm rõ tình hình vận chuyển đơn hàng qua các phần mềm quản lý.

Chất lượng dịch vụ đặt lên hàng đầu

Phân phối đơn hàng thông qua kênh trung gian sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu thời gian để chăm sóc khách hàng online – ngược lại, nếu áp dụng mô hình D2C, doanh nghiệp phải chú trọng vào chất lượng dịch vụ và chăm sóc khách hàng.

Làm tốt hoạt động giao hàng không chỉ thúc đẩy khách hàng quay lại nhiều lần hơn nữa, mà họ sẽ là người để lại những đánh giá tích cực – điều này giúp doanh nghiệp thu hút nhiều khách hơn mới hơn.

D2C là gì? 4 Lý do khiến doanh nghiệp không thể bỏ qua mô hình D2C hình ảnh 6
Doanh nghiệp cần đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất khi giao đến tay khách hàng. Điều này sẽ tạo được hình ảnh tốt về thương hiệu và biến họ thành khách hàng trung thành

Lời kết

Bài viết này đã chia sẻ mọi khía cạnh về D2C là gì. Nhìn chung, đây là mô hình kinh doanh khá mới mẻ, nhưng nếu áp dụng đúng cách sẽ mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho doanh nghiệp, vì không cần bán hàng qua các kênh trung gian – doanh nghiệp sẽ phân phối trực tiếp sản phẩm đến người dùng.

Nếu bạn thích bài viết này, chắc hẳn bạn sẽ thích thú với dịch vụ SEO của chúng tôi. Prodima là đội ngũ chuyên gia về Digital Marketing tại TP. Hồ Chí Minh. Chúng tôi có thể mang đến cho bạn những chiến lược xuất sắc để giúp bạn bứt phá lượng truy cập và tăng doanh thu một cách bền vững.

Liên hệ ngay với các chuyên gia của chúng tôi để được tư vấn ngay bây giờ với sự hỗ trợ tận tình 24/7.



source https://thcsthaivanlung.edu.vn/d2c-la-gi/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Loại hoa hợp phong thủy với người mệnh Thủy – Sieunhanh.com

Rate this post Mệnh thủy nên trồng hoa gì, đặt hoa gì trên bàn làm việc để mang lại may mắn, phát tài...