Soạn bài Tổng kết phần tập làm văn – Ngắn gọn nhất – Ngữ văn 9

Rate this post

Phần I

CÁC KIỂU VĂN BẢN ĐÃ HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THCS

Trả lời câu 1 (trang 170 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

Sự khác nhau:

– Tự sự: trình bày sự việc dưới dạng bản tin, tác phẩm…

– Miêu tả: tái hiện đặc điểm của đối tượng trong các bài văn tả.

– Thuyết minh: trình bày và làm rõ về bản chất bên trong và nhiều phương diện có tính khách quan của đối tượng.

– Nghị luận: bày tỏ quan điểm người viết bằng hình thức các bài cáo, hịch, lời phát biểu hay tranh luận…

– Biểu cảm: bày tỏ tình cảm, cảm xúc qua các thư từ, tác phẩm văn chương.

– Điều hành: văn bản mang tính chất hành chính – công vụ, dạng đơn từ, báo cáo…

Trả lời câu 2 (trang 170 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

Mỗi kiểu văn bản đó sử dụng một phương thức biểu đạt chủ yếu. Chúng không thể thay thế được cho nhau.

Trả lời câu 3 (trang 170 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

Các phương thức biểu đạt thường kết hợp với nhau trong một văn bản cụ thể để làm sáng tỏ đặc điểm của đôi tượng được nói tới trong mỗi loại văn bản.

Trả lời câu 4 (trang 170 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

a) Các thể loại văn học đã học là tự sự, trữ tình và kịch.

b)

– Tự sự sử dụng phương thức biểu đạt là thông qua các sự kiện, biên cố và hành vi của con người.

– Trữ tình sử dụng phương thức biểu đạt là cảm xúc trữ tình và phương thức biểu cảm của ngôn ngữ.

– Kịch sử dụng phương thức biểu đạt là ngôn ngữ trực tiêp (đôi thoại, độc thoại) và hành động của nhân vật mà không qua lời người kể chuyện.

c) Tác phẩm văn học như thơ, truyện, kịch đôi khi cũng có sử dụng các yếu tố nghị luận, chẳng hạn như bốn câu thơ của Tố Hữu:

Nếu là con chim, chiếc lá

Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh

Lẽ nào vay mà không có trả

Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?

Yếu tố nghị luận làm cho thơ thêm phần sâu sắc, giàu tính triêt lí, gợi cho người đọc suy tư…

Trả lời câu 5 (trang 171 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

– Giống: Yếu tố tự sự (kể chuyện) giữ vai trò chủ đạo.

– Khác nhau:

+ Kiểu văn bản tự sự không chỉ dùng cho văn bản nghệ thuật mà còn dùng trong rất nhiều tình huống và các loại văn bản khác, ví dụ như trong văn học báo chí, đơn từ, bản tin lịch sử…

+ Thể loại tự sự là thể loại nhằm phân biệt với thể loại trữ tình và kịch.

Trả lời câu 6 (trang 171 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

– Giống: yếu tố cảm xúc, tình cảm giữ vai trò chủ đạo.

– Khác nhau:

+ Kiểu văn bản biểu cảm không chỉ dùng cho văn bản nghệ thuật mà còn dùng trong rất nhiều tình huống và các loại văn bản khác.

+ Thể loại trữ tình là thể loại văn học nhằm phân biệt với các thể loại tự sự và kịch.

Trả lời câu 7 (trang 171 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

Tác phẩm nghị luận vẫn cần các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự với mục đích làm cho bài nghị luận thêm cụ thể và sinh động, không chỉ tác động đến lí trí người đọc mà còn lay động cả tình cảm người đọc.



source https://thcsthaivanlung.edu.vn/tong-ket-phan-tap-lam-van-lop-9/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Loại hoa hợp phong thủy với người mệnh Thủy – Sieunhanh.com

Rate this post Mệnh thủy nên trồng hoa gì, đặt hoa gì trên bàn làm việc để mang lại may mắn, phát tài...