Đề thi học kì 2 Ngữ Văn lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Rate this post

Đề thi học kì 2 Ngữ Văn lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống năm học 2021-2022, bao gồm đề thi có kèm theo cả đáp án và ma trận để học sinh ôn tập, rèn luyện kiến thức nhằm đạt kết quả tốt nhất giữa HK2. Đề được thiết kế phù hợp với chương trình môn Ngữ Văn lớp 6, bộ sách KNTT và phù hợp với năng lực của học sinh trung học cơ sở. Mời các em tham khảo nhầm ôn luyện đạt kết quả cao nhất trong bài kiểm tra sắp tới.

I. Đề kiểm tra cuối kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức số 1

1. Ma trận đề thi học kì 2 Ngữ Văn lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Nội dung

MỨC ĐỘ NHẬN THỨC

Tổng số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Mức độ

Mức độ cao

I. Đọc- hiểu

Ngữ liệu: Văn bản ngoài SGK

– Nhận biết được ngôi kể, phương thức biểu đạt

– Giải nghĩa từ

– Nhận diện được biện pháp tu từ

– Giải thích được hành động của nhân vật

– Nêu được tác dụng của biện pháp tu từ

– Liên hệ được việc làm của bản thân trong thực tế đời sống

Số câu: 2,5

Số điểm: 2,5

25 %

Số câu: 1,5

Số điểm:1,5

15%

Số câu: 1

Số điểm:1,0

10%

Số câu: 5

Số điểm:5 đ

Tỉ lệ 50 %:

II. Viết

Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyền thuyết hoặc truyện cô tích

Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyền thuyết hoặc truyện cổ tích

Số câu: 1

Số điểm: 5 đ 50%

Số câu:1

Số điểm: 5 đ

Tỉ lệ 50%:

Tổng số câu

Số câu: 2,5

Số điểm: 2,5

25 %

Số câu: 1,5

Số điểm:1,5

15%

Số câu: 1

Số điểm:1,0

10%

Số câu: 1

Số điểm: 5

50%

Số câu: 6

Số điểm:10

Tỉ lệ 100%

2. Đề thi học kì 2 Ngữ Văn lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ….

TRƯỜNG THCS …

KIỂM TRA KÌ II

NĂM HỌC 2021-2022

Môn: Ngữ Văn 6

Ngày kiểm tra:…..

Thời gian: 90 phút

(Không kể thời gian giao đề)

PHẦN I. Đọc – hiểu (5,0 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:

Câu 1: (1,0 điểm) Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy? Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản?

Câu 2: (0,5 điểm) Theo em, vì sao cô bé lại tước mỗi cánh hoa lớn ra thành nhiều cánh hoa nhỏ?

Câu 3: (2,0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Bông hoa ấy có bao nhiêu cánh thì tức là mẹ cháu sống bằng ấy năm.”

Câu 4: (0,5 điểm) Giải nghĩa từ “hiếu thảo”.

Câu 5: (1,0 điểm). Bản thân em đã làm được những việc gì để tỏ lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ?

Phần II. Viết (5,0 điểm)

Đóng vai một nhân vật kể lại một truyền thuyết hoặc truyện cổ tích mà em đã học hoặc đã đọc?

3. Đáp án đề thi học kì 2 Ngữ Văn lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Phần I (6.0 điểm)

Phần I:

Đọc – hiểu

Yêu cầu

Điểm

Câu 1

1,0 điểm

– Ngôi kể thứ 3

– Phương thức biểu đạt chính: tự sự

0,5 đ

0,5 đ

Câu 2

(0,5 điểm)

– Cô bé tước mỗi cánh hoa lớn ra thành nhiều cánh nhỏ vì cô mong muốn người mẹ yêu quý của cô được sống lâu hơn.

0,5 đ

Câu 3

(2,0 điểm)

– Biện pháp tu từ: So sánh

– Tác dụng:

+ Câu văn thêm sinh động, giàu sức gợi cảm

+ Gợi sự hình dung kì diệu: Có bao nhiêu cánh hoa cúc thì người mẹ sẽ sống thêm bấy nhiêu năm

+ Gợi tình yêu mẹ bao la của cô bé với mong ước người mẹ của mình sống thật lâu. Từ đó, tác giả ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng, sâu nặng

0,5 đ

0,5đ

0,5 đ

0,5 đ

Câu 4

(0,5 điểm)

Nghĩa của từ “hiếu thảo”: có lòng kính yêu cha mẹ

0,5 đ

Câu 5

(1,0 điểm)

Bản thân em đã làm được những việc gì để tỏ lòng hiếu thảo với cha mẹ:

* HS có thể kể ra những việc làm sau:

– Giúp đỡ những việc vừa sức: dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, giặt quần áo…

– Chăm sóc ông bà, cha mẹ khi ông bà, cha mẹ ốm đau.

– Chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với ông bà, cha mẹ.

– Học tập chăm chỉ, rèn luyện đạo đức tốt để ông bà, cha mẹ vui lòng.

* Trên đây chỉ là một số gợi ý. Nếu HS có ý nào khác, hay sáng tạo, phù hợp thì GV căn cứ vào đó để cho điểm

(mỗi ý đúng 0,25 điểm)

Phần II (5,0 điểm)

Phần II

Viết

Yêu cầu

Điểm

(5,0 điểm)

1. Về hình thức:

– Bài văn đủ 3 phần: mở – thân – kết

– Các phần, các đoạn có sự liên kết

– Trình bày sạch sẽ, diễn đạt rõ ràng, tránh sai sót về chính tả, dùng từ, diễn đạt.

2. Nội dung:

HS có nhiều cách viết khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

– Mở bài: Đóng vai nhân vật để tự giới thiệu sơ lược về mình và câu chuyện định kể, cảm xúc khái quát của người kể.

– Thân bài:

+ Ý 1: Kể về diễn biến của sự việc theo một trình tự nhất định ở ngôi thứ nhất.

+ Ý 2: Khi kể có tưởng tượng sáng tạo nhưng không thoắt ly cốt truyện, tránh làm thay đổi, biến dạng các yếu tố cơ bản của cốt truyện.

+ Ý 3: Cần có sự sắp xếp hợp lí các chi tiết và bảo đảm có sự kết nối giữa các phần. Nên nhấn mạnh, khai thác nhiều hơn những chi tiết tưởng tượng, hư cấu, kì ảo.

+ Ý 4: Cần bổ sung các yếu tố miêu tả, biểu cảm để tả người, tả vật hay thể hiện cảm xúc của nhân vật.

Kết bài: Nêu được ý nghĩa, bài học rút ra từ câu chuyện kể; cảm xúc của bản thân khi được đóng vai nhân vật; lời cảm ơn của bản thân em…

3. Thang điểm:

– 5 điểm: đạt yêu cầu

– 4 điểm: bố cục đủ 3 phần, nội dung tương đối đầy đủ, còn một vài sai sót về dùng từ, diễn đạt.

– 3 điểm: bố cục đủ 3 phần, nội dung chưa thật đầy đủ.

– 1 – 2 điểm: nội dung còn sơ sài, bài viết chưa đủ 3 phần.

– Khi vận dụng đáp án và thang điểm, giáo viên cần vận dụng chủ động, linh hoạt với tinh thần trân trọng bài làm của học sinh. Đặc biệt là những bài viết thể hiện sự độc lập, sáng tạo trong tư duy và trong cách thể hiện.

1,0đ

4,0 đ

II. Đề kiểm tra cuối kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức số 2

1. Ma trận đề thi học kì 2 Ngữ Văn lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Mức độ

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Cộng

Phần I. Đọc hiểu

Ngữ liệu:

– Văn bản

+ Truyện đồng thoại

+ Truyện, thơ hiện đại

Tiếng Việt:

+ Các biện pháp tu từ

+ Từ loại: danh từ, động từ, tính từ

+ Cụm từ: cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ

– Nhận diện ngôi kể trong đoạn trích, văn bản.

– Xác định được các biện pháp tu từ, các từ loại, các cụm từ.

– Nêu được phẩm chất của nhân vật (con kiến) trong đoạn trích

– Nêu được nội dung chính của đoạn trích

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

2

1

10%

2

2

20%

4

3

30%

Phần II. Làm văn

– Tạo lập đoạn văn

-Tạo lập văn bản hoàn chỉnh: Văn tự sự.

Viết 1 đoạn văn ngắn (5-7 dòng)

Viết bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

2,0

20%

1

5

50%

2

7

70%

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ %

2

1

10%

2

2

20%

1

2

20%

1

5

50%

6

10

100%

2. Đề thi học kì 2 Ngữ Văn lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

PHÒNG GD&ĐT TP………

TRƯỜNG THCS …..

KIỂM TRA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2021-2022

Môn: Ngữ văn 6

Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy?

Câu 2 (0,5 điểm): Câu văn “Bà kiến lại cảm thấy thật khoan khoái, dễ chịu.” sử dụng biện pháp tu từ nào?

Câu 3 (1,0 điểm): Trong đoạn trích trên, em thấy đàn kiến con có phẩm chất gì đáng quý?

Câu 4 (1,0 điểm): Nội dung chính của đoạn trích trên?

Phần II. Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm) Qua câu chuyện trên, theo em mỗi học sinh cần phải làm gì để thể hiện tình yêu thương trong cuộc sống (viết đoạn văn ngắn 5-7 dòng).

Câu 2 (5,0 điểm) Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân em.

3. Đáp án đề thi học kì 2 Ngữ Văn lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

PHẦN

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

I.

ĐỌC HIỂU

1

– Ngôi kể: Thứ ba

0,5

2

– Biện pháp tu từ : Nhân hóa.

0,5

3

Phẩm chất đáng quý của đàn kiến:

– Biết quan tâm, giúp đỡ người khác

– Giàu tình yêu thương, tinh thần đoàn kết cao.

1,0

4

Nội dung chính của đoạn trích: Bà kiến già bị ốm và được đàn kiến con đến hỏi thăm, giúp đỡ nên bà kiến cảm thấy được dễ chịu, khoan khoái.

1,0

* Hướng dẫn chấm:

+ Mức tối đa: Trả lời đúng hết các ý trên.

+ Mức chưa tối đa: Tùy từng trả lời của HS mà cho điểm phù hợp.

+ Mức không đạt: Có câu trả lời khác hoặc không có câu trả lời.

II. LÀM VĂN

1

a. Đảm bảo thể thức đoạn văn

0,25

b. Xác định đúng nội dung

0,25

c. Triển khai đoạn văn

HS có thể trình bày theo các gợi ý sau:

+ Chia sẻ vật chất: ủng hộ lương thực, quần áo, sách vở…

+ Chia sẻ tinh thần: hỏi thăm, động viên, an ủi…

1,0

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa.

0,25

e. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo có quan điểm riêng, suy nghĩ mới, sâu sắc

0,25

2

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự

0,25

b. Xác định đúng vấn đề của đề bài: Kiểu bài văn tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm.

0,5

c. Triển khai vấn đề

– HS cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

* Mở bài

– Giới thiệu chung về trải nghiệm sẽ được kể.

* Thân bài

– Kể diễn biến của trải nghiệm theo trình tự hợp lý (thời gian, không gian…)

– Câu chuyên xảy ra ở đâu? Khi nào? Những nhân vật liên quan?

– Những sự việc đã xảy ra?

– Vì sao câu chuyện lại xảy ra như vậy?

– Cảm xúc và ý nghĩa của người viết khi kể lại câu chuyện?

* Kết bài

– Khẳng định ý nghĩa của trải nghiệm và mong muốn của bản thân.

0,25

3,0

0,25

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa.

0,25

e. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo có quan điểm riêng, suy nghĩ mới, sâu sắc.

0,5

Tổng số điểm toàn bài

10,0

*Lưu ý:

– Khi vận dụng đáp án và thang điểm, giáo viên cần vận dụng chủ động, linh hoạt với tinh thần trân trọng bài làm của học sinh. Đặc biệt là những bài viết có cảm xúc, có ý kiến riêng thể hiện sự độc lập, sáng tạo trong tư duy và trong cách thể hiện.

– Phần Làm văn: nội dung phần thân bài tùy bài làm của học sinh mà có cách chấm điểm phù hợp.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.



source https://thcsthaivanlung.edu.vn/de-thi-van-6-cuoi-hoc-ki-2/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Loại hoa hợp phong thủy với người mệnh Thủy – Sieunhanh.com

Rate this post Mệnh thủy nên trồng hoa gì, đặt hoa gì trên bàn làm việc để mang lại may mắn, phát tài...