Cuộc sống hiện đại phát triển giúp con người có thể giảm đơn giản hóa mọi việc thay vì làm thủ công như trước kia. Tuy nhiên, cũng từ đây tính thụ động trong công việc xuất hiện nhiều hơn gây ảnh hưởng đến chất lượng công việc chung. Tính thụ động là gì? Làm sao để thay đổi và trở nên chủ động hơn trong mọi việc, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời tất cả.
Thụ động là gì?
Thụ động là việc không tự thực hiện bất cứ việc gì khi có thể mà luôn chờ đợi sự tác động từ bên ngoài. Thậm chí, khi có sự tác động từ bên ngoài rồi, họ vẫn chỉ làm qua loa, đại khái một cách chống đối cho xong chứ không hề có mục đích xây dựng.
Thụ động trong công việc là gì?
Tương tự như thụ động trong đời sống, việc làm hàng ngày, thụ động trong công việc là thiếu tính chủ động và tự giác với nhiệm vụ được giao. Theo đó, biểu hiện chung của những người thụ động trong công việc là luôn ỉ lại, mặc kệ mọi thứ và chỉ bắt tay vào làm khi có sự thúc giục từ cấp trên. Đây là hành động có thể gây ảnh hưởng hết sức tiêu cực đến tiến độ cũng như hiệu quả công việc chung của toàn bộ tập thể.
Ngoài ra, thụ động trong công việc còn một biểu hiện khác là không chịu học tập, tìm tòi, tiếp thu những kiến thức mới phục vụ cho công việc mà chỉ dựa vào những thứ có sẵn. Tồi tệ hơn, dù đó là những thứ đã cũ, đã lỗi thời nhưng họ vẫn không chịu thay đổi để tiến bộ và phát triển hơn.
Xem thêm: Chủ động trong công việc là gì? Làm sao để phát triển tinh thần chủ động
Nguyên nhân của tính thụ động trong công việc
Có nhiều nguyên nhân khiến cho một người thụ động trong công việc. Tuy nhiên, dù là do nguyên nhân nào thì bản thân mỗi người cũng cần ý thức để khắc phục, sửa đổi ngay khi có thể. Chúng ta hãy cùng điểm qua các nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tính thụ động trong công việc để tìm cách khắc phục và hạn chế:
- Do bản thân một người sống trong môi trường bao bọc, bảo vệ quá kỹ càng khiến họ thiếu đi sự độc lập, chủ động trong công việc.
- Do sếp, lãnh đạo quá sát sao trong hướng dẫn, chỉ đạo khiến nhân viên mất tính chủ động. Dần dà, họ trở nên thụ động và chỉ làm việc khi có hướng dẫn từ cấp trên.
- Do bản thân nhân viên lười biếng, ngại thay đổi, học hỏi và tiếp thu cái mới phục vụ cho công việc.
Biện pháp hạn chế tính thụ động trong công việc
Thụ động trong công việc là tính cách tiêu cực cần loại bỏ ở tất cả mọi nhân viên để đảm bảo sự phát triển cho môi trường làm việc. Theo đó, dù do nguyên nhân nào đi chăng nữa, nếu chỉ chờ đợi và ngại ngần với mọi thứ thì bạn sẽ nhanh chóng thụt lùi về phía sau. Vì vậy, ngay từ hôm nay, hãy bắt đầu với những việc làm nho nhỏ dưới đây để hạn chế và dần loại bỏ tính thụ động trong công việc.
Không chờ đợi được hướng dẫn hay giao việc
Được hướng dẫn và chỉ bảo tận tình trong công việc là việc làm tốt bởi nó sẽ giúp bạn nhanh chóng phát triển và tiến bộ. Tuy nhiên, hãy chú ý trong những lần được hướng dẫn đầu tiên để có thể tự mình thực hiện nhiệm vụ ngay cả khi không được “cầm tay chỉ việc”. Thậm chí, trong một số trường hợp, bạn cũng có thể tự mình nghiên cứu trước rồi nhờ cấp trên xem xét rút kinh nghiệm thay vì chờ đợi hướng dẫn và thực hiện như một cái máy.
Xem thêm: Kỹ năng lắng nghe chủ động – Bí quyết của người giỏi giao tiếp
Hạn chế nhờ vả và giúp đỡ trong công việc
Hạn chế nhờ vả giúp đỡ trong công việc cũng là cách hay để bạn có thể hạn chế tính thụ động trong công việc. Nói như vậy bời nếu nhờ được một lần, bạn sẽ sinh ra tâm lý phụ thuộc, chờ đợi vào người khác. Dần dà, không chỉ là chờ đợi, bạn sẽ nhanh chóng trở nên ỷ lại vào người khác. Tồi tệ hơn, bạn sẽ mất đi các kỹ năng cơ bản đã có vì nhờ vả quá nhiều và ít thực hành trên thực tế.
Học hỏi tiếp, thu những kiến thức mới
Việc lặp đi lặp lại công việc hàng ngày đôi khi cũng là một nguyên nhân gây ra tính thụ động trong công việc của nhiều người. Công việc lặp lại với tần suất cao khiến họ ngại ngần và không thiết tha khi làm. Từ đây, họ nhanh chóng mất đi tính chủ động và nhiệt huyết thuở mới vào nghề.
Do đó, học tập và tiếp thu kiến thức mới sẽ là cách giúp bạn bớt đi sự nhàm chán và có động lực hơn khi thực hiện công việc. Những cách làm mới mẻ, thú vị sẽ giúp bạn hào hứng hơn với những thứ lặp đi lặp lại hàng ngày.
Thay đổi, đối mặt với những thử thách mới
Nếu bạn đã thử tất cả những cách trên mà vẫn thấy không cải thiện được nhiều thì có lẽ một phần nguyên nhân đến từ môi trường làm việc. Một môi trường lạc hậu, tư duy kiểu cũ sẽ khiến bạn thụ động và đi xuống rất nhanh. Trong trường hợp này, đừng ngần ngại buông bỏ để tìm kiếm những cơ hội phát triển bản thân phía trước nhé.
Hy vọng các thông tin chia sẻ trong bài viết có thể giúp bạn giải đáp thắc mắc: “Thụ động là gì?”. Đừng quên chia sẻ bài viết cũng như theo dõi chúng tôi để không bỏ lỡ bài viết bổ ích tiếp theo.
Xem thêm: Bạn có đang sử dụng “ngôn ngữ thụ động” tại văn phòng? Hãy dừng lại!
(Theo JobsGO – Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)
source https://thcsthaivanlung.edu.vn/thu-dong-la-gi/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét